Sự kháng thuốc kháng sinh của vi khuẩn đang là một trong những mối đe dọa nghiêm trọng đến ngành nuôi trồng thủy sản. Trong đó, nhóm kháng sinh beta-lactam, bao gồm penicillin, cephalosporin, … từng được sử dụng rộng rãi để điều trị các bệnh nhiễm khuẩn trong nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, việc sử dụng không hợp lý, kéo dài và lạm dụng các loại thuốc này đã góp phần làm gia tăng nhanh chóng tỷ lệ vi khuẩn kháng thuốc.
I. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG KHÁNG SINH TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN Ở VIỆT NAM
1. Thực trạng sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam
Việt Nam là một trong những quốc gia dẫn đầu thế giới về xuất khẩu thủy sản, đặc biệt là tôm, cá tra, và hiện nay nghề nuôi cá rô phi cũng đang được phát triển khá mạnh. Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu sản lượng lớn, người nuôi thường xuyên sử dụng kháng sinh để phòng và trị bệnh cho vật nuôi thủy sản. Việc sử dụng này, dù mang lại hiệu quả ngắn hạn, đang tiềm ẩn nhiều rủi ro do thiếu kiểm soát và lạm dụng.
Kháng sinh được sử dụng phổ biến và đa dạng: Theo một nghiên cứu, có khoảng 72% các trang trại nuôi cá và tôm ở Việt Nam đã sử dụng ít nhất một loại kháng sinh để điều trị bệnh hoặc phòng bệnh hoặc kích thích tăng trưởng.
Sử dụng kháng sinh không kiểm soát: Việc mua bán thuốc kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản hiện nay diễn ra phổ biến và dễ dàng, dẫn đến việc người nuôi tự ý sử dụng mà không có hướng dẫn cụ thể. Điều này góp phần làm gia tăng tình trạng kháng kháng sinh.
Sử dụng kháng sinh cấm hoặc hạn chế sử dụng trong nuôi trồng thủy sản vẫn đang diễn ra: Những loại kháng sinh cấm hoặc hạn chế sử dụng trong nuôi trồng thủy sản như Chloramphenicol, Enrofloxacin vẫn bị tồn dư trong một số sản phẩm thủy sản khi kiểm tra mẫu cơ thịt cá.
Việc sử dụng không theo liều lượng, không đúng chỉ dẫn của nhà sản xuất hoặc tài liệu hướng dẫn, hoặc sử dụng kháng sinh nguyên liệu không đảm bảo về thành phần và chất lượng vẫn đang xảy ra thường xuyên và không được kiểm soát.
Không tuân thủ thời gian ngưng thuốc dẫn đến dư lượng kháng sinh tồn tại trong sản phẩm thủy sản khi thu hoạch. Nhất là đối với những loài cá chưa được xuất khẩu và không bị kiểm tra dư lượng kháng sinh trong sản phẩm thủy sản.
2. Hậu quả của việc lạm dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản
Kháng kháng sinh: Việc sử dụng kháng sinh không đúng cách dẫn đến vi khuẩn phát triển khả năng kháng thuốc, từ đó làm giảm hiệu quả điều trị, tăng chi phí sản xuất và gây khó khăn trong kiểm soát dịch bệnh.
Ô nhiễm môi trường: Kháng sinh dư thừa từ các trang trại nuôi trồng có thể gây ô nhiễm môi trường nước, ảnh hưởng đến hệ sinh thái và sức khỏe con người.
Tồn dư trong sản phẩm: Sản phẩm thủy sản chứa dư lượng kháng sinh có thể gây hại cho người tiêu dùng, dẫn đến các vấn đề về sức khỏe và giảm uy tín của ngành thủy sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.
II. KHÁNG THUỐC KHÁNG SINH CỦA VI KHUẨN GÂY BỆNH
Nhiều nghiên cứu gần đây đã phát hiện tỷ lệ cao vi khuẩn gây bệnh trong thủy sản có khả năng kháng với một hoặc nhiều loại kháng sinh trong đó phổ biến là việc vi khuẩn gây bệnh kháng lại với nhóm kháng sinh beta-lactam.
1. Hiện tượng kháng kháng sinh nhóm beta-lactam trên thủy sản
1.1 Nguyên nhân dẫn đến việc kháng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản
Lạm dụng kháng sinh: Việc sử dụng kháng sinh nhóm beta-lactam bao gồm phân nhóm penicillin như Amoxicillin, Ampicillin và phân nhóm Cephalosporin như Cephalexin, Cefotaxim, Cefuroxim quá mức hoặc không đúng cách trong nuôi trồng thủy sản dẫn đến sự phát triển của vi khuẩn kháng thuốc.
Truyền gen kháng thuốc: Vi khuẩn có thể truyền gen kháng thuốc thông qua plasmid, làm lan rộng khả năng kháng kháng sinh.
Ô nhiễm kháng sinh từ môi trường: Dư lượng kháng sinh từ các trang trại thủy sản thải ra môi trường nước, tạo điều kiện cho vi khuẩn kháng thuốc phát triển.

Chuyên gia GREENFEED tìm và xác định nguyên nhân bệnh trước khi khuyến cáo giải pháp điều trị tối ưu cho khách hàng

Chuyên gia GREENFEED tìm và xác định nguyên nhân bệnh trước khi khuyến cáo giải pháp điều trị tối ưu cho khách hàng
1.2 Cơ chế kháng thuốc nhóm beta-lactam của vi khuẩn
Vi khuẩn có thể kháng nhóm Beta-lactam trong đó là kháng sinh Amoxiccilin là một trong những kháng sinh bị kháng nhiều trong nuôi trồng thủy sản qua nhiều cơ chế khác nhau:
Tiết enzyme Beta-lactamase: Phổ biến nhất là enzyme Beta-lactamase, có thể phân hủy vòng Beta-lactam của thuốc kháng sinh nhóm beta-lactam, làm mất tác dụng kháng sinh. Một số vi khuẩn tiết enzyme mở rộng hoặc enzyme đặc biệt như Carbapenemase, gây kháng cả các thuốc mạnh như Carbapenem. Đây là cơ chế kháng thuốc phổ biến và nhanh chóng nhất của vi khuẩn gây bệnh xuất huyết, gan thận mủ trên cá như Edwardsiella ictaluri, Aeromonas hydrophila, Flavobacterium columnare,…
Thay đổi đích tác động (PBP – Penicillin Binding Protein): Một số vi khuẩn (ví dụ như Streptococcus pneumoniae, Aeromonas ssp., Vibrio ssp., và Pseudomonas ssp) thay đổi đích tác động của kháng sinh lên protein màng, khiến Beta-lactam không thể gắn vào để tiêu diệt vi khuẩn. Ví dụ Amoxicillin ức chế quá trình tổng hợp thành tế bào vi khuẩn bằng cách liên kết với các protein gắn penicillin. Vi khuẩn kháng thuốc có thể thay đổi cấu trúc của PBPs, làm giảm ái lực liên kết với Amoxicillin từ đó làm giảm hiệu quả điều trị khi sử dụng kháng sinh này.
Giảm tính thấm màng ngoài: Vi khuẩn Gram âm có thể thay đổi hoặc mất đi các kênh porin (kênh màng), khiến kháng sinh khó xâm nhập vào tế bào. Vi khuẩn Gram âm gây bệnh cho cá gồm Edwardsiella tarda, Aeromonas hydrophila, Flavobacterium columnare có khả năng kháng kháng sinh Amoxiccilin nhờ giảm tính thấm màng ngoài.
Bơm đẩy kháng sinh (Efflux pump): Một số vi khuẩn có hệ thống bơm đẩy kháng sinh ra ngoài, làm giảm nồng độ thuốc trong tế bào.
Vi khuẩn có thể truyền gen kháng thuốc thông qua plasmid hoặc các yếu tố di truyền di động khác, làm lan rộng khả năng kháng thuốc trong quần thể vi khuẩn.
1.3 Tác động của kháng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản
Tác động đối với sức khỏe vật nuôi
Giảm hoặc không có hiệu quả điều trị: Vi khuẩn kháng thuốc khiến việc điều trị bằng kháng sinh trở nên kém hiệu quả hoặc không còn tác dụng, dẫn đến tỷ lệ chết cao. Thông thường khi sử dụng kháng sinh thuộc nhóm beta-lactam để điều trị bệnh nhiễm khuẩn cho thủy sản như Amoxiccilin để điều trị thì sẽ thấy kết quả điều trị bị ảnh hưởng sau một hai ngày hoặc một hai lần điều trị do vi khuẩn nhận biết nhóm kháng sinh này sau điều trị và kích hoạt cơ chế kháng bằng cách tiết ra tiết enzyme Beta-lactamase kháng lại kháng sinh Amoxiccilin.
Tăng tỷ lệ tái phát và lây lan bệnh: Vi khuẩn kháng thuốc tồn tại trong ao nuôi thủy sản, có thể lan rộng nhanh chóng qua cơ chế truyền gen kháng thuốc, đặc biệt trong mô hình nuôi mật độ cao. Do đó sẽ xuất hiện nhiều đợt bệnh hoặc tái bùng phát bệnh ngay sau khi điều trị một thời gian ngắn.

Tỷ lệ cá chết cao do sử dụng kháng sinh không hiệu quả

Tỷ lệ cá chết cao do sử dụng kháng sinh không hiệu quả
Tác động kinh tế
Gia tăng chi phí điều trị: Kéo dài thời gian điều trị từ đó kéo dài thời gian nuôi và cần xử lý dịch bệnh nhiều lần. Người nuôi buộc phải sử dụng kháng sinh nhiều lần hơn hoặc hiệu quả điều trị thấp làm tăng tỷ lệ hao hụt từ đó chi phí thuốc kháng sinh tăng.
Thiệt hại sản lượng: Dịch bệnh kéo dài và lan rộng làm giảm năng suất, tăng tỷ lệ hao hụt.
Tăng chi phí sản xuất: Do phải sử dụng thêm kháng sinh, hóa chất, xử lý môi trường và tái thả giống mới.
Mất thị trường xuất khẩu: Ảnh hưởng đến uy tín ngành thủy sản trên thị trường quốc tế. Nhiều lô hàng bị trả lại do phát hiện dư lượng kháng sinh vượt ngưỡng cho phép, đặc biệt tại các thị trường đòi hỏi nghiêm về dư lượng kháng sinh tồn lưu trong thủy sản như EU, Mỹ, Nhật Bản.
Tác động đến môi trường
Ô nhiễm nguồn nước: Kháng sinh thải ra ao nuôi, theo nước thải vào sông ngòi, tích tụ trong bùn và ảnh hưởng hệ sinh thái thủy sinh.
Lan truyền gen kháng thuốc: Gen kháng có thể di chuyển giữa các loài vi khuẩn thông qua plasmid, làm tăng phổ kháng của vi sinh vật môi trường.
Phá vỡ cân bằng vi sinh vật: Gây mất cân bằng hệ sinh vật trong ao nuôi, dẫn đến bùng phát các loài vi khuẩn cơ hội hoặc tảo độc.
Tác động đến sức khỏe con người
Nguy cơ nhiễm khuẩn kháng thuốc: Người tiêu dùng có thể nhiễm vi khuẩn kháng thuốc qua thực phẩm nếu ăn phải thủy sản chứa mầm bệnh.
Tồn dư kháng sinh trong thực phẩm: Gây ra các phản ứng dị ứng, rối loạn tiêu hóa, hoặc ảnh hưởng lâu dài đến hệ vi sinh đường ruột.
Tăng nguy cơ kháng thuốc toàn cầu: Việc phát tán vi khuẩn và gen kháng thuốc từ hệ thống nuôi trồng có thể góp phần vào đại dịch kháng kháng sinh trên toàn cầu (AMR – antimicrobial resistance).
III. GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG CỦA KHÁNG KHÁNG SINH
1. Giải pháp tổng hợp
Để giảm thiểu tác hại cũng như làm gia tăng sự kháng thuốc của vi khuẩn gây bệnh cần thực hiện nhiều biện pháp kết hợp như hướng tới mật độ nuôi phù hợp theo từng loài, quản lý môi trường nuôi thủy sản, áp dụng các mô hình nuôi thủy sản bền vững, sử dụng các chế phẩm sinh học,… để hạn chế dịch bệnh là cần thiết và nghiêm chỉnh thực hiện. Nhưng khi dịch xảy ra thì biện pháp sử dụng kháng sinh điều trị để giảm thiêt hại là không thể không thực hiện.
Ngoài ra, hiện nay sử dụng vaccin phòng bệnh đối với các bệnh trên cá như bệnh do Edwarsiella ssp., Aeromonas ssp., Streptococcus ssp., … là một biện pháp cần nghiên cứu thêm về tính ứng dụng và hiệu quả, là xu hướng cho sự phát triển bền vững của ngành thủy sản.
Tăng cường sử dụng men vi sinh , chất tăng cường miễn dịch, thảo dược, một số loại acid hữu cơ cũng là giải pháp cho việc hạn chế sử dụng kháng sinh tạo ra sự kháng thuốc của vi khuẩn gây bệnh.
2. Giải pháp sử dụng kháng sinh có trách nhiệm
Trong nuôi trồng thủy sản hiện nay, việc điều trị khi xác định có bệnh nhiễm khuẩn xảy ra để giữ năng suất và sản lượng bằng cách sử dụng kháng sinh là chưa thể thay thế trong thời gian ngắn. Do đó để giảm việc kháng thuốc kháng sinh nhất là kháng Amoxiccilin của nhóm beta-lactam, công ty GREENFEED có giải pháp triển sản phẩm GREEN-AMOX với hoạt chất chính là Amoxiccilin 50% và được bộ phận AQUAMED hướng dẫn chi tiết cho từng nhân viên kỹ thuật thị trường phương pháp sử dụng kháng sinh hiệu quả và có trách nhiệm. Các giải pháp chính bao gồm như sau:

Tài liệu hướng dẫn sử dụng sản phẩm GREEN-AMOX công ty GREENFEED phát triển và sản xuất

Tài liệu hướng dẫn sử dụng sản phẩm GREEN-AMOX công ty GREENFEED phát triển và sản xuất
- Nguyên liệu sản xuất: Kháng sinh nguyên liệu đều phải có chứng nhận về nguồn gốc xuất xứ, hàm lượng hoạt chất cao nhất.
- Quy trình sản xuất: Nhà máy sản xuất thuốc thú y thủy sản DONAVET của GREENFEED được đầu tư trang thiết bị hiện đại, phòng pha chế và kiểm nghiệm thuốc đúng quy chuẩn, có đội ngũ chuyên gia kinh nghiệm, quy trình sản xuất và kiểm tra sản phẩm nghiêm ngặt.
- Huấn luyện sử dụng kháng sinh có trách nhiệm: Nhân viên kỹ thuật được huấn luyện bài bản bởi các chuyên gia bệnh học thủy sản đầu ngành. Sử dụng kháng sinh đúng nguyên tắc: Nhanh – Mạnh – Lâu. Nhân viên sẽ tư vấn và theo sát việc sử dụng kháng sinh, tình trạng sức khỏe cá hằng ngày, ghi nhận kết quả điều trị liên tục và báo cáo kết quả điều trị về bộ phận AQUAMED. Qua đó việc điều trị sẽ được hướng dẫn cập nhật về liều lượng sử dụng, liệu trình điều trị bằng kháng sinh cũng như các biện pháp quản lý sức khỏe, chất lượng nước, sử dụng bổ sung chất dinh dưỡng, tăng cường sức đề kháng và thời gian ngưng cấp kháng sinh trước khi thu hoạch.
- Huấn luyện chẩn đoán bệnh: Các bệnh như lồi mắt, trướng bụng trên cá rô phi, đục mắt, nổ mắt trên cá chẽm, đen mình trên cá rô đồng, quẹo cổ, trướng bụng trên ếch do liên cầu khuẩn Streptococcus sp. được nhân viên kỹ thuật thị trường chẩn đoán thành thạo. Hình ảnh triệu chứng, bệnh tích của cá bệnh được ghi nhận và gửi về bộ phận AQUAMED nhằm mục đích hội chẩn và tư vấn biện pháp điều trị bằng sản phẩm GREEN-AMOX. Kết quả điều trị chỉ được đánh giá tốt khi chi phí điều trị không vượt quá thiệt hại của cá do dịch bệnh trên từng ao.